Tin 24h :
Home » » Những chỉ dẫn để lựa chọn một cơ hội kinh doanh tốt (P.1)

Những chỉ dẫn để lựa chọn một cơ hội kinh doanh tốt (P.1)

Trước tiên phải chắc rằng việc lựa chọn kinh doanh của bạn đã bao gồm mọi quy chế liên quan đến cơ hội kinh doanh đó - có thể khác nhau tùy từng địa phương - và phải được đăng ký kinh doanh nếu địa phương yêu cầu.
39
Tiếp theo, hãy tìm hiểu xem cơ hội kinh doanh mà bạn đang quan tâm có gửi đơn chào hàng đến người mua không. Nếu đó là một cơ hội được FTC quy định thì nó cần phải bổ sung thêm một số thông tin chi tiết cho bạn.
Khi chọn một cơ hội kinh doanh, hãy nhớ rằng nếu bạn mua cơ hội đó từ một công ty có khá nhiều đại lý đã hoạt động từ 3 năm trở lên thì bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn vì bạn là người mới. Nếu bạn lại nghĩ đến một cơ hội kinh doanh với một thương hiệu mới hơn, bạn cũng nên kiểm tra quá khứ hoạt động của công ty mẹ để đánh giá thành công và tuổi thọ của nó trong ngành.
Nếu bạn hỏi một cố vấn kinh doanh cách để đánh giá một cơ hội “chuẩn” cho bạn, bạn có thể nhận được những hướng dẫn sau đây:
Hãy đánh giá bản thân và khả năng của mình một cách trung thực nhất. Nếu bạn là nhân viên công sở hàng nhiều năm, bạn có vui vẻ gọi điện thoại cho các doanh nhân để bán cho họ một dịch vụ vô hình không? Nếu bạn đã là một nhân viên bán hàng mấy năm trời, bạn có vui lòng đứng sau quầy tính tiền để bán đồ ăn vặt không?
Bạn phải điều hành công việc kinh doanh một cách hăng hái. Bạn có thấy vui khi giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một dịch vụ lạ mà mọi người hoàn toàn chưa biết tới không? Bạn có thể gây cảm hứng đối với một thứ chưa được quảng cáo rộng rãi cả nước không?
Bạn phải có kiến thức toàn diện về sản phẩm hoặc dịch vụ của công việc kinh doanh đó. Nếu công ty mẹ ít khi hoặc không huấn luyện về kỹ thuật hay phương pháp quản lý thì hãy thận trọng với cơ hội đó. Ngược lại nếu người chuyển nhượng đã hệ thống tất cả những kiến thức vào một quyển thông tin hoạt động cơ bản thì cơ hội kinh doanh đó đáng được dành nhiều sự quan tâm.
Hãy đánh giá sản phẩm/ dịch vụ theo thị trường. Đã đến đúng thời điểm để tung ra sản phẩm chưa? Trên thị trường có nhu cầu đối với nó chưa, và tiềm năng phát triển của nó như thế nào so với những đối thủ cạnh tranh?
Tìm hiểu xem có bao nhiều người mua (quyền kinh doanh) đã đạt được thành công trong một khoảng thời gian đáng kể. Một cơ hội kinh doanh đúng kiểu thậm chí còn cung cấp cho bạn số điện thoại của những người được mua quyền kinh doanh khác, nên bạn có thể đánh giá được mức độ hài lòng tổng quát của họ đối với cơ hội này như thế nào, và khả năng người cấp giấy phép thực hiện những lời hứa đến đâu.
Sự kiểm tra cho bạn những bản thoả thuận mà công ty mẹ cung cấp.
Hãy chắc chắn rằng bạn nhận được văn bản giải trình chi tiết. Bước tiếp theo là đánh giá thật kĩ người cấp giấy phép cho bạn. Đừng để ai hối thúc bạn cả. Hãy để một công ty thực sự có trách nhiệm đứng đằng sau công việc kinh doanh của bạn.
Hãy kiểm tra lại chương trình huấn luyện về những kinh nghiệm cần thiết để điều hành công việc hợp lý: Bạn có một giáo án huấn luyện phù hợp chưa? Phạm vi huấn luyện là gì? Khả năng của bạn có phù hợp với những yêu cầu không?
Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu, với thời gian và yêu cầu dịch vụ như thế nào? So với những yêu cầu về khả năng tài chính như thế nào? Liệu bạn có thể kiếm được nhiều lời hơn ở loại hình kinh doanh khác không?
Bạn có phải làm việc nhiều hơn chỉ để gặt hái như cũ không? Liệu bạn có thể đầu tư cùng một số tiền nhưng lại hoạt động với qui mô lớn hơn và thu được nhiều tiền lãi hơn không?
Khảo sát những nhà kinh doanh khác để xem cách họ duy trì. Họ có hài lòng với công việc kinh doanh không? Họ thường gặp những rắc rồi nào, nếu có?
Nghiên cứu lịch sử công ty. Có phải đây là một công ty mới với ít chuyên môn và kinh nghiệm không? Hay đó là công ty lâu đời hơn đã phục vụ khách hàng nhiều năm rồi?
Liệu cơ hội kinh doanh có được đảm bảo bởi khả năng tài chính và tín dụng mạnh không? Người bán giấy phép có thể giao kèo chuyển nhượng cho bạn trụ sở, trang thiết bị, bất động sản cho thuê, hàng hóa, v.v sẵn sàng cho bạn sử dụng không?
Hãy kiểm tra những giấy tờ chứng nhận của ngân hàng mà người cấp giấy phép cung cấp, thảo luận với các giám đốc có thẩm quyền về khả năng tài chính của công ty.
Đánh giá những chính sách và kế hoạch của công ty mẹ với những hiệp hội, nhóm kinh doanh mà công ty tham gia.
Theo doanhnhan.net
Chia sẻ bài viết :