Khi thập kỷ phát triển kinh tế bùng nổ của Việt Nam đi vào hồi kết vào năm 2009, Nguyen Huynh Diep mất khoảng 50.000 USD. Là một nhà đầu tư chứng khoán còn thiếu kinh nghiệm, Diep cho biết anh đã chứng kiến giá trị nhiều cổ phiếu trong danh mục của mình lao dốc.
Xuất hiện trong bài viết trên tờ Wall Street Journal, hiện Diep đã đầu tư chứng khoán trở lại trên sàn Hà Nội, thực hiện mua vào mỗi khi tìm được cổ phiếu với mức giá hấp dẫn.
Sự trở lại của nhà đầu tư này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc sau một thời gian dài khắc phục hậu quả với không ít “thương đau”. “Năm nay, thị trường đã tăng điểm trở lại. Tôi liên tục mua thêm cổ phiếu”, anh Diep, 40 tuổi, cho biết.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu FactSet, chỉ số VN-Index từ đầu năm tới nay đã tăng 16%, đưa Việt Nam trở thành thị trường tăng điểm mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán mới nổi. Trong khi đó, chỉ số MSCI Emrererging Markets Index, thước đo thị trường chứng khoán của 21 quốc gia mới nổi, đã giảm 3,7% kể từ đầu năm.
Sự tăng điểm của chứng khoán Việt Nam diễn ra khi giới đầu tư lo ngại về tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm kết thúc chương trình nới lỏng định lượng, theo đó đẩy lãi suất ở Mỹ tăng cao hơn. Những lo ngại như vậy đã thúc đẩy giới đầu tư quốc tế rút tiền từ các thị trường mới nổi từ Brazil tới Indonesia về các thị trường phát triển.
Trong mấy năm qua, lãi suất thấp và chính sách tiền tệ lỏng lẻo ở các nước phát triển đã thúc đẩy giới đầu tư “săn tìm” các tài sản có khả năng sinh lợi cao hơn tại các thị trường mới nổi.
Theo Wall Street Journal, sự khác biệt giữa Việt Nam và một số thị trường mới nổi khác là giai đoạn phát triển kinh tế bùng nổ của Việt Nam kết thúc vào năm 2009.
Nhờ đó, Việt Nam có nhiều thời gian hơn để thực hiện những điều chỉnh nhằm phục hồi sức mạnh cho nền kinh tế. Trong khi đó, một số quốc gia mới nổi khác mới chỉ đối mặt với áp lực điều chỉnh chính sách khi diễn ra các đợt bán tháo trên thị trường vào năm nay.
Những nỗ lực của Việt Nam được bài viết ghi nhận bao gồm việc thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp quốc doanh, cắt bỏ những bộ phận không then chốt và sẵn sàng cho việc cắt giảm hàng nghìn nhân sự dư thừa.
Việt Nam cũng đang chuẩn bị tái khởi động hoạt động cổ phần hóa, bao gồm đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines dự kiến diễn ra trong năm nay.
Ngoài ra, trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ hiện đang tập trung vào kiềm chế lạm phát thay vì thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá. Tuyên bố này của người đứng đầu Chính phủ đã giúp cải thiện niềm tin của các doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng 7,6%, lên mức cao kỷ lục trong 6 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, lạm phát tháng 8 ở mức 7,5%, tăng nhẹ so với mức 7,3% trong tháng 7, nhưng vẫn ở ngưỡng kiểm soát trong lúc nền kinh tế cho thấy những tín hiệu của sự tăng tốc.
“Tôi nghĩ đã đến lúc các nhà đầu tư nên có sự nhìn nhận khác biệt nhiều hơn giữa các thị trường mới nổi”, ông Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, người khuyến cáo các chính phủ nên nỗ lực nhiều hơn để thu hút vốn đầu tư.
“Có thể thấy rằng, những cuộc khủng hoảng ở các quốc gia khác nên được xem như một lời cảnh tỉnh về điều có thể xảy đến với một quốc gia nếu như họ không thực hiện cải cách”.
Trong số những thị trường chứng khoán mới nổi có mức tăng điểm khả quan trong năm nay, thị trường Ba Lan tăng 5,3% và thị trường Philippines tăng 11%. Cả hai nước này đều đã có nhiều nỗ lực để cải thiện nền kinh tế, trong đó Philippines đã mở một chiến dịch lớn để chống tham nhũng.
Trong số những thị trường chứng kiến sự giảm điểm mạnh, không thể không kể đến Brazil, quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản, với mức giảm 10% từ đầu năm.
Trên hai sàn Hà Nội và Tp.HCM, các nhà đầu tư chăm chú theo dõi bảng điện tử, tìm kiếm cổ phiếu phù hợp để mua. Nhiều người thực hiện giao dịch trên máy tính xách tay hoặc máy tính bảng trong các quán cà phê vỉa hè.
“Nhiều cổ phiếu đang có mức giá rẻ”, nhà đầu tư 39 tuổi Dao Danh Hieu cho biết khi theo dõi giá cổ phiếu trên màn hình. Hieu cho biết, anh lo ngại về mức độ chính xác về thông tin tài chính mà nhiều công ty niêm yết công bố. “Nhưng tôi vẫn hy vọng thị trường có thể tăng điểm”.
Nhiều nhà quản lý quỹ cũng đang tăng mua cổ phiếu tại Việt Nam. Ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản PXP Vietnam, mới đây đã tăng lượng cổ phiếu Việt Nam mà quỹ này nắm giữ.
Một trong những lý do cho việc mua cổ phiếu Việt Nam này là Chính phủ đã thành lập công ty mua bán nợ xấu. Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) vẫn chưa hoạt động đầy đủ, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, công ty này đã giúp khôi phục niềm tin cho giới đầu tư.
Trong 8 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng đạt mức 6,5%, so với mức tăng trưởng chỉ 0,3% trong quý 1. “Điều này có một ảnh hưởng lớn”, ông Snowball nhận định. Công ty PXP Vietnam hiện quản lý hơn 100 triệu USD tài sản và chỉ đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Theo ông Snowball, một thông tin khiến giới đầu tư bị thu hút nữa là đề xuất nâng trần tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết lên 60% từ mức 49%.
Ông Snowball dự báo, giá cổ phiếu Việt Nam có thể tăng ít nhất 10% từ mức hiện tại nếu đề xuất này được thông qua. Ông cũng dự báo, các quỹ ngoại trước đây đứng ngoài thị trường Việt Nam vì giới hạn sở hữu của khối ngoại sẽ gia tăng mạnh mẽ mức độ quan tâm với thị trường này.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục. Trong đó không thể không kể đến nợ xấu tại các doanh nghiệp quốc doanh. Theo một số nhà phân tích và công ty đánh giá tín nhiệm, mức nợ xấu tại các doanh nghiệp quốc doanh có thể chiếm tới 1/6 tổng mức nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
“Còn nhiều điều mà chúng ta chưa biết”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), nói.
Sự tăng điểm của chứng khoán Việt Nam diễn ra khi giới đầu tư lo ngại về tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm kết thúc chương trình nới lỏng định lượng - Ảnh: WSJ. |
Sự trở lại của nhà đầu tư này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc sau một thời gian dài khắc phục hậu quả với không ít “thương đau”. “Năm nay, thị trường đã tăng điểm trở lại. Tôi liên tục mua thêm cổ phiếu”, anh Diep, 40 tuổi, cho biết.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu FactSet, chỉ số VN-Index từ đầu năm tới nay đã tăng 16%, đưa Việt Nam trở thành thị trường tăng điểm mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán mới nổi. Trong khi đó, chỉ số MSCI Emrererging Markets Index, thước đo thị trường chứng khoán của 21 quốc gia mới nổi, đã giảm 3,7% kể từ đầu năm.
Sự tăng điểm của chứng khoán Việt Nam diễn ra khi giới đầu tư lo ngại về tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm kết thúc chương trình nới lỏng định lượng, theo đó đẩy lãi suất ở Mỹ tăng cao hơn. Những lo ngại như vậy đã thúc đẩy giới đầu tư quốc tế rút tiền từ các thị trường mới nổi từ Brazil tới Indonesia về các thị trường phát triển.
Trong mấy năm qua, lãi suất thấp và chính sách tiền tệ lỏng lẻo ở các nước phát triển đã thúc đẩy giới đầu tư “săn tìm” các tài sản có khả năng sinh lợi cao hơn tại các thị trường mới nổi.
Theo Wall Street Journal, sự khác biệt giữa Việt Nam và một số thị trường mới nổi khác là giai đoạn phát triển kinh tế bùng nổ của Việt Nam kết thúc vào năm 2009.
Nhờ đó, Việt Nam có nhiều thời gian hơn để thực hiện những điều chỉnh nhằm phục hồi sức mạnh cho nền kinh tế. Trong khi đó, một số quốc gia mới nổi khác mới chỉ đối mặt với áp lực điều chỉnh chính sách khi diễn ra các đợt bán tháo trên thị trường vào năm nay.
Những nỗ lực của Việt Nam được bài viết ghi nhận bao gồm việc thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp quốc doanh, cắt bỏ những bộ phận không then chốt và sẵn sàng cho việc cắt giảm hàng nghìn nhân sự dư thừa.
Việt Nam cũng đang chuẩn bị tái khởi động hoạt động cổ phần hóa, bao gồm đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines dự kiến diễn ra trong năm nay.
Ngoài ra, trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ hiện đang tập trung vào kiềm chế lạm phát thay vì thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá. Tuyên bố này của người đứng đầu Chính phủ đã giúp cải thiện niềm tin của các doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng 7,6%, lên mức cao kỷ lục trong 6 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, lạm phát tháng 8 ở mức 7,5%, tăng nhẹ so với mức 7,3% trong tháng 7, nhưng vẫn ở ngưỡng kiểm soát trong lúc nền kinh tế cho thấy những tín hiệu của sự tăng tốc.
“Tôi nghĩ đã đến lúc các nhà đầu tư nên có sự nhìn nhận khác biệt nhiều hơn giữa các thị trường mới nổi”, ông Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, người khuyến cáo các chính phủ nên nỗ lực nhiều hơn để thu hút vốn đầu tư.
“Có thể thấy rằng, những cuộc khủng hoảng ở các quốc gia khác nên được xem như một lời cảnh tỉnh về điều có thể xảy đến với một quốc gia nếu như họ không thực hiện cải cách”.
Trong số những thị trường chứng khoán mới nổi có mức tăng điểm khả quan trong năm nay, thị trường Ba Lan tăng 5,3% và thị trường Philippines tăng 11%. Cả hai nước này đều đã có nhiều nỗ lực để cải thiện nền kinh tế, trong đó Philippines đã mở một chiến dịch lớn để chống tham nhũng.
Trong số những thị trường chứng kiến sự giảm điểm mạnh, không thể không kể đến Brazil, quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản, với mức giảm 10% từ đầu năm.
Trên hai sàn Hà Nội và Tp.HCM, các nhà đầu tư chăm chú theo dõi bảng điện tử, tìm kiếm cổ phiếu phù hợp để mua. Nhiều người thực hiện giao dịch trên máy tính xách tay hoặc máy tính bảng trong các quán cà phê vỉa hè.
“Nhiều cổ phiếu đang có mức giá rẻ”, nhà đầu tư 39 tuổi Dao Danh Hieu cho biết khi theo dõi giá cổ phiếu trên màn hình. Hieu cho biết, anh lo ngại về mức độ chính xác về thông tin tài chính mà nhiều công ty niêm yết công bố. “Nhưng tôi vẫn hy vọng thị trường có thể tăng điểm”.
Nhiều nhà quản lý quỹ cũng đang tăng mua cổ phiếu tại Việt Nam. Ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản PXP Vietnam, mới đây đã tăng lượng cổ phiếu Việt Nam mà quỹ này nắm giữ.
Một trong những lý do cho việc mua cổ phiếu Việt Nam này là Chính phủ đã thành lập công ty mua bán nợ xấu. Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) vẫn chưa hoạt động đầy đủ, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, công ty này đã giúp khôi phục niềm tin cho giới đầu tư.
Trong 8 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng đạt mức 6,5%, so với mức tăng trưởng chỉ 0,3% trong quý 1. “Điều này có một ảnh hưởng lớn”, ông Snowball nhận định. Công ty PXP Vietnam hiện quản lý hơn 100 triệu USD tài sản và chỉ đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Theo ông Snowball, một thông tin khiến giới đầu tư bị thu hút nữa là đề xuất nâng trần tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết lên 60% từ mức 49%.
Ông Snowball dự báo, giá cổ phiếu Việt Nam có thể tăng ít nhất 10% từ mức hiện tại nếu đề xuất này được thông qua. Ông cũng dự báo, các quỹ ngoại trước đây đứng ngoài thị trường Việt Nam vì giới hạn sở hữu của khối ngoại sẽ gia tăng mạnh mẽ mức độ quan tâm với thị trường này.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục. Trong đó không thể không kể đến nợ xấu tại các doanh nghiệp quốc doanh. Theo một số nhà phân tích và công ty đánh giá tín nhiệm, mức nợ xấu tại các doanh nghiệp quốc doanh có thể chiếm tới 1/6 tổng mức nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
“Còn nhiều điều mà chúng ta chưa biết”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), nói.
Nguồn: VNECONOMY